Trước khi đọc và thực hiện những bí quyết xây nhà tiết kiệm, có 3 điều các chủ nhà cần “khắc cốt ghi tâm”:
- Nếu có 100, chỉ nên xây nhà khoảng 80. Tiền còn lại để phòng việc đội giá xây dựng và làm vốn sản xuất kinh doanh.
- Nhà xây 80 nhưng phải tính toán để có thể mở rộng hoặc lên thêm tầng về sau khi có thêm tiền, thêm nhu cầu sử dụng.
- Khi đã bắt đầu xây dựng, phải tuân theo kế hoạch ban đầu thật nghiêm. Không nghe các lời khuyên cố làm thêm cái này, cái khác. Kể cả được cho vay vì mình là người trả nợ, không phải người khuyên.
Lên kế hoạch xây nhà tiết kiệm
3 nguyên tắc xây nhà tiết kiệm trọng yếu
1. Tham khảo các nhà mới xây gần đó xem xây hết bao nhiêu tiền để tính giá xây dựng 1m2. Hỏi giá vật liệu xây dựng, công thợ hiện nay để có được giá xây dựng sát thực tế nhất.
Ví dụ nhà xây năm ngoái hết 1 triệu mỗi m2, năm nay giá vật liệu xây dựng và nhân công đều đắt thêm 5%, vậy một m2 nhà năm nay sẽ hết 1,05 triệu đồng.
2. Đơn cử bỏ 80 triệu ra xây nhà, bạn sẽ xây được khoảng 75 m2. Chỉ 8/10 diện tích này có thể xây thành phòng, 2/10 diện tích còn lại để dành cho lối đi, vệ sinh. Theo đó, bạn chỉ có thể chia phòng với 60m2. Mỗi phòng nên có diện tích trong khoảng 12-15 m2. Vậy có thể xây được 4-5 phòng (gồm khách, bếp, ngủ).
3. So sánh với nhu cầu sử dụng của gia đình để quyết định xây to, rộng bao nhiêu cho vừa túi tiền đang có. Nếu nhà có 4 người thì chỉ cần 2-3 phòng ngủ, một phòng bếp, một phòng khách. Nếu có ông bà ở chung nữa thì cần thêm 1, 2 phòng nữa. Hoặc ông bà có thể ở cùng với cháu nhỏ. Khi cháu lớn thì đã có thêm tiền để xây buồng riêng.
9. Gạch xây nhà: với những bức tường ngăn phòng, nên tăng cường gạch lỗ. Điều này vừa giúp giảm tải trọng cho kết cấu vừa tiết kiệm được chi phí.
10. Gạch lát sân và lối đi nên để đất tối đa nhằm mục đích hút nước mưa, nhiệt mùa nắng. Lối đi lát gạch tự chèn hoặc các loại vật liệu cho phép nước mưa thấm qua. Nền nhà có thể cân nhắc lát loại gạch không nung (như granito mài). Bậc thang có thể đặt loại granito nhà máy hoặc cho thợ thi công tại chỗ, kiểu mẫu và mầu sắc có thể theo ý thích.
11. Bể phốt xây cùng với hầm bio-gas (nhất là hộ có chăn nuôi, chế biến thức ăn) để tái chế rác hữu cơ làm phân bón và chất đốt cho bếp.
12. Bể nước nên có 2 loại, bể chứa nước mưa xây dưới thấp và bể cấp nước trên mái nhà. Có thể cân nhắc các loại bể inox cho tiện lợi trong xây lắp và bảo dưỡng. Nên hạn chế sử dụng nước giếng khoan để bảo vệ mực nước ngầm, tránh sụt lún về sau này. Nước nóng cung cấp cho bếp và khu vệ sinh có thể cân nhắc sử dụng loại đốt bằng gas. Hoặc sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời để được nhận hỗ trợ từ các chương trình tiết kiệm năng lượng.
13. Mái nhà ngoài việc đổ mái bằng nên cân nhắc mái dốc lợp ngói để đỡ nắng nóng, dễ thoát nước mưa. Nên sử dụng ngói lợp không nung hoặc các loại vật liệu lợp mới. Gia chủ cần làm máng thu nước mưa vào bể để tận dụng nguồn nước sạch này.
14. Đường dây điện nên đi trong ống gen, không nên đi ngầm trong tường do khó sửa chữa về sau. Bóng đèn chiếu sáng và thiết bị điện gia dụng nên sử dụng loại tiết kiệm điện năng.
15. Đồ nội thất là một khoản chi rất khó kiểm soát do giá cả và sở thích của người dùng rất phong phú. Cần nhớ là đồ nội thất có thể mua sắm dần dần sau khi đã làm xong nhà. Tránh số tiền đầu tư ban đầu quá lớn.
Do mua sắm dần nên bạn phải có kế hoạch để mua đồ cho hài hòa, đồng bộ. Nên mua các loại đồ nội thất bằng vật liệu nhân tạo hoặc sản phẩm công nghiệp để giảm việc sử dụng gỗ tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường.
Một nguyên tắc cơ bản trong chọn lựa vật liệu, cấu kiện khi xây nhà là phải hài hòa, đồng bộ với nhau. Hài hòa nghĩa là mọi bộ phận có cùng phẩm cấp.
Ví như nhà chất lượng trung bình nhưng cửa và gạch lát sử dụng vật liệu quá đắt tiền hoặc dồn phần lớn tiền vào việc trang trí bên ngoài nhà mà để bên trong sơ sài, bất tiện thì không gọi là hài hòa.
Còn đồng bộ nghĩa là các bộ phận làm việc hỗ trợ được cho nhau. Ví dụ như tường, mái cách nhiệt tốt thì hỗ trợ cho việc làm mát, giữ ấm, đỡ tốn điện.
Ngoài ra, người xây nhà cần có ý thức bảo vệ môi trường sống cho chính mình và cả xã hội. Không nên chọn loại vật liệu rẻ tiền nhưng lại có hại cho sức khỏe. Hạn chế bớt các loại vật liệu nung, vật liệu từ gỗ tự nhiên.
Bạn cũng nên tăng việc sử dụng các vật liệu mới thân thiện với môi trường, vật liệu sẵn có ở địa phương.